Mặt nạ ngủ nổi tiếng với khả năng cấp ẩm chuyên sâu được hội chị em ưa chuộng. Thế nhưng, không phải ai trong số họ đều biết cách sử dụng mặt nạ ngủ. Nếu bạn cũng là một trong số đông đó thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây.
Mặt nạ ngủ là gì?
Thông thường, bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da là kem dưỡng ẩm. Nhưng thực tế, kem dưỡng không thể duy trì độ ẩm cho da đến sáng hôm sau vì khả năng hấp thụ của da vào ban đêm rất nhanh. Nếu không còn lớp dưỡng ẩm, da sẽ nhanh chóng mất nước. Đây là lý do chính cho sự da đời của mặt nạ ngủ.
Vậy mặt nạ ngủ là gì? Mặt nạ ngủ là một sản phẩm chăm sóc da, có vai trò ngăn sự thoát hơi nước, bổ sung nhiều dưỡng chất tốt cho da. Tận dụng khả năng hấp thụ nhanh vào ban đêm, không có sự tác động gây hại của tia UVA/UVB, mặt nạ ngủ sẽ giúp tái tạo các thương tổn, mang lại làn da tươi tắn sau giấc ngủ sâu.
Mặt nạ ngủ có tác dụng gì?
Mặt nạ ngủ mang đến nhiều công dụng tuyệt vời trong quá trình chăm sóc da. Cụ thể như sau:
Ngăn “thất thoát” dưỡng chất
Nếu như kem dưỡng thường dây vào drap giường, mền gối trước khi được hấp thu vào da thì mặt nạ ngủ được sử dụng ở bước chăm sóc da cuối cùng như một lớp màng bảo vệ mỏng, giữ lại toàn bộ lượng ẩm ở các sản phẩm trước đó. Từ đó, da sẽ được nuôi dưỡng suốt đêm, ngậm nước và căng bóng hơn.
Tăng hấp thu dưỡng chất cho da
Tăng hấp thu dưỡng chất là công dụng chính của mặt nạ ngủ. Thành phần chính của mặt nạ ngủ là hyaluronic acid - Dưỡng chất nổi tiếng không chỉ bởi khả năng cấp ẩm cho da mà còn thúc đẩy da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn từ các bước chăm sóc da trước đó.
Tái tạo da
Vào ban đêm, khi ta chìm sâu vào giấc ngủ, quá trình trao đổi chất diễn ra mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Tận dụng thời điểm “vàng” này, mặt nạ ngủ sẽ thúc đẩy đào thải các tế bào da cũ, tăng cường sản sinh tế bào da mới. Mang đến làn da tươi sáng, mịn màng hơn mỗi ngày.
Tăng sinh collagen
Trong bảng thành phần của mặt nạ thường chứa ceramide, peptide, hyaluronic acid. Các thành phần này có tác dụng hỗ trợ sản sinh collagen, tạo liên kết khối nâng đỡ cho các tế bào trung bì, giữ cơ săn chắc và đàn hồi hơn.
Chống lão hóa
Hydrat hóa là cơ chế cung cấp nước cho da. Càng lớn tuổi, quá trình này sẽ càng chậm lại, khiến cơ thể không đủ nước, da bắt đầu có nếp nhăn và các dấu hiệu lão hóa khác. Sử dụng mặt nạ ngủ với khả năng hydrat hóa, giúp "trì hoãn" quá trình lão hóa của da.
Hướng dẫn sử dụng mặt nạ ngủ đúng cách
Để mặt nạ ngủ phát huy được hết hiệu quả chăm sóc da, các bạn hãy sử dụng theo quy trình dưỡng da ban đêm như sau:
Bước 1: Làm sạch da
Dù bạn có sử dụng mặt nạ ngủ hay không thì tuyệt đối không bỏ qua bước làm sạch da. Bước làm sạch sẽ được chia làm ba bước là tẩy trang, rửa mặt và tẩy da chết. Với bước tẩy da chết, bạn chỉ nên sử dụng tuần 2 lần để làm tăng hiệu quả sử dụng sản phẩm.
Bước 2: Toner
Sử dụng toner để tạo môi trường với độ pH cân bằng để các tinh chất được hấp thu vào da hiệu quả hơn. Bước này sẽ giúp tối ưu hoá tác dụng của các sản phẩm dưỡng chuyên sâu kế tiếp.
Bước 3: Thoa serum hoặc kem dưỡng
Thoa serum hoặc kem dưỡng là bước chăm sóc da chuyên dụng, cần thiết trước khi sử dụng mặt nạ ngủ. Điều quan trọng nhất là các bạn nên chờ ít nhất 3-5 phút để da kịp thẩm thấu các dưỡng chất trước khi bôi mặt nạ ngủ để da không bị bí bách nhé!
Bước 4: Mặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ là bước cuối cùng trong lộ trình chăm sóc da. Mặt nạ ngủ như một bước khóa ẩm, tăng cảm độ thẩm thấu và tái tạo da suốt đêm. Nếu trước đó bạn đã sử dụng kem dưỡng ẩm thì mặt nạ ngủ chỉ cần lớp mỏng để bổ sung dưỡng ẩm lâu dài cho da trong đêm.
Cách chọn mặt nạ ngủ phù hợp với từng loại da
Đối với làm da khô, có biểu hiện bong tróc, khô ráp, thiếu sức sống nên chọn mặt nạ ngủ có chứa các thành phần như glycerin, lô hội, hyaluronic acid,…
Với làn da mụn và da nhạy cảm, để giảm cảm giác châm chích do mụn, các bạn nên sử dụng các sản phẩm có chiết suất trà xanh, rau má, các chất chống oxy hóa polyphenols.
Đối với làn da dầu nên chọn mặt nạ ngủ ở dạng gel chứa thành phần Salicylic Acid dễ thẩm thấu, cân bằng và kiềm dầu trên da.
Trên đây là chi tiết về cách sử dụng mặt nạ ngủ chi tiết để các bạn tham khảo. Mong rằng, những chia sẻ của chúng tôi thực sự hữu ích, giúp các bạn hiểu rõ hơn về công dụng và cách sử dụng mặt nạ ngủ.
>>>> Xem thêm: