Hằng Nguyễn

Blog cá nhân chia sẻ kinh nghiệm đi làm, bí quyết làm đẹp và mọi trải nghiệm cuộc sống.

Shophouse là gì? Những điều cần biết về shophouse

Shophouse có lẽ không còn là khái niệm mới đối với giới đầu tư địa ốc. Tuy nhiên, dù được đánh giá tích cực nhưng sản phẩm này vẫn chưa thực sự được hiểu và nhận diện đúng về tiềm năng.

Shophouse là kênh đầu tư tiềm năng

Đầu tư bất động sản giai đoạn này có lẽ đang là thời của đất nền, nhà phố, căn hộ. Tuy nhiên, một phân khúc khác cũng được xem là “con gà đẻ trứng vàng” mang tên bất động sản thương mại. Shophouse có thể xem là đại diện cho một trong số những loại hình đặc trưng của phân khúc, xuất hiện phổ biến tại các dự án khu dân cư, khu đô thị hiện nay.

Khái niệm chính xác về shophouse

Shophouse là hình thức căn hộ, nhà ở kết hợp với cửa hàng thương mại còn có thể gọi với tên gọi khác là nhà phố thương mại. Đây là hình thức bất động sản mang 2 chức năng cùng một lúc, bao gồm chức năng phục vụ cho nhu cầu ở thực và chức năng sử dụng làm mặt bằng cho các hình thức kinh doanh.

Chính vì tính chất đa năng này, shophouse tuy xuất hiện chưa lâu trên thị trường Việt Nam nhưng lại sớm thu hút được sự chú ý và quan tâm của nhiều nhà đầu tư.

Những ưu điểm đặc trưng của shophouse

Shophouse sở hữu nhiều lợi thế về diện tích, vị trí; thường có mặt tại các trung tâm thương mại hay các thành phố lớn, nơi có dân cư đông đúc, sầm uất. Nếu thuộc các dự án khu đô thị thì chắc chắn nằm ở vị trí trung tâm, quanh các tuyến đường lớn và thuận tiện di chuyển.

Ưu điểm của shophouse

Nhìn chung, các shophouse hiện nay đều có những ưu điểm nổi bật như sau:

  • Vị trí đắc địa: Như đã đề cập, các căn shophouse Các căn shophouse thường nằm ở tầng trệt của các khu căn hộ lớn, hoặc mặt tiền đường chính, đông người lưu thông qua đó, đảm bảo cho việc kinh doanh hoặc cho thuê shophouse tốt; đồng thời tạo ra sự thuận lợi trong di chuyển, kết nối nhanh chóng.
  • Thanh khoản tốt: Thông thường, shophouse phục vụ cho khu dân cư sẽ có số lượng ít hơn so với những hạng mục khác. Số lượng shophouse chỉ chiếm khoảng 2-3% trên tổng số sản phẩm hoặc cao hơn có thể đạt 5% nếu dự án lớn. Số lượng ít nhưng nhu cầu cao, do đó, shophouse luôn có tỷ lệ cạnh tranh cao, vì vậy tính thanh khoản cũng tốt hơn, dễ dàng tìm được đối tượng khách hàng tiềm năng.
  • Thiết kế thông minh: mục đích của các căn shophouse là có không gian riêng tư cho các sinh hoạt gia đình nhưng đồng thời vẫn sử dụng tốt để kinh doanh, do đó, các thiết kế tuy là một tổng thể thống nhất nhưng vẫn có sự phân tách riêng biệt.
  • Lợi nhuận cao: tỷ lệ khai thác của các căn shophouse lên tới khoảng 8-12%/năm, cao hơn rất nhiều so với gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán. Bên cạnh đó, theo thời gian, giá trị tài sản mà shophouse mang lại tất yếu sẽ tăng, cho thuê hoặc tự phát triển cũng đều có lợi cho tài chính.

Hạn chế của shophouse là gì?

Dù sở hữu những ưu điểm hấp dẫn nhưng loại hình này không hẳn là không có khuyết điểm. Trước hết, phải đề cập đến mặt bằng giá bán cao hơn so với nhà phố, căn hộ trong dự án. Những bất động sản ở vị trí trung tâm, đa chức năng chắc chắn không hề có giá bán ở mức thấp.

hạn chế của shophouse

Thứ hai, shophouse phụ thuộc rất lớn vào mật độ và sự phát triển của dân cư khu vực xung quanh. Loại hình này chủ yếu dựa vào các nhu cầu về dịch vụ, tiện ích của đám đông để phát triển, do đó, nếu không đạt được tỷ lệ dân cư tốt, chắc chắn hiệu suất khai thác không được như kỳ vọng.

Thứ ba, thời gian sở hữu shophouse có thời hạn. Thông thường sẽ là 50 năm, được cấp sổ đỏ theo đúng luật định. Việc giới hạn về thời gian sử dụng cũng phần nào ảnh hưởng đến tính thanh khoản và khả năng sinh lợi về lâu dài.

Trên đây là một số thông tin tổng quan về shophouse. Đối với các nhà đầu tư có ý định xuống tiền thì hiểu sản phẩm là nền tảng hết sức quan trọng để xác định độ phù hợp và tính khả quan của kế hoạch.

Xem thêm: