Hằng Nguyễn

Blog cá nhân chia sẻ kinh nghiệm đi làm, bí quyết làm đẹp và mọi trải nghiệm cuộc sống.

Tranh chấp đất đai là gì? Có bao nhiêu hình thức giải quyết?

Tranh chấp đất đai là một trong số những khái niệm phổ biến trong sử dụng đất và các giao dịch liên quan đến nhà đất.

Trong quá trình mua bán, sử dụng đất, việc xảy ra các tranh chấp, mâu thuẫn là điều không tránh khỏi. Chính vì vậy, việc biết về bản chất của tranh chấp đất đai và các hình thức giải quyết sẽ hỗ trợ các chủ sử dụng đất chủ động hơn trong phương án xử lý cũng như biết cách thỏa thuận trong các hợp đồng, cam kết (nếu có).

Tranh chấp đất đai là gì?

Theo quy định của pháp luật, tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Tính phức tạp, gay gắt của tranh chấp đất đai không chỉ dừng lại ở khía cạnh tranh chấp dân sự mà còn có thể dẫn đến các vụ án hình sự, thậm chí còn mang tính chính trị, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.

Tranh chấp đất đai

Đặc điểm của giải quyết tranh chấp đất đai

  • Giải quyết tranh chấp đất đai là hoạt động của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để giải quyết một tranh chấp, các chủ thể có thể sử dụng nhiều biện pháp.
  • Đối tượng của hoạt động giải quyết tranh chấp là tranh chấp đất đai, trong đó các đương sự yêu cầu cơ quan nhà nước xác định rõ những quyền và nghĩa vụ của các bên đối với khu đất đang bị tranh chấp.
  • Hệ quả pháp lý của việc giải quyết tranh chấp là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể trong quan hệ đất đai sẽ được làm rõ bằng bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật.
  • Đề cao hòa giải, huy động đoàn thể địa phương tham gia.

03 phương thức giải quyết tranh chấp đất đai

Hòa giải

Hòa giải được xem là cách giải quyết nhẹ nhàng và được nhà nước khuyến khích sử dụng trước khi tìm đến các biện pháp khác. Tuy nhiên, hiệu quả của hòa giải phụ thuộc vào mức độ thiện chí của các bên.

  • Tranh chấp trong việc xác định ai là người có quyền sử dụng đất thì bắt buộc hòa giải
  • Tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,... thì không bắt buộc hòa giải
  • Nếu hòa giải thành thì kết thúc tranh chấp; nếu hòa giải không thành thì tùy vào từng trường hợp mà pháp luật có cách giải quyết khác nhau.

Biện pháp hòa giải

Đề nghị UBND cấp huyện, cấp tỉnh giải quyết

Tại khoản 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013 quy định, tranh chấp mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết:

  • Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền (nếu tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân với nhau thì nộp tại UBND cấp huyện).
  • Khởi kiện tại Tòa án nơi có đất tranh chấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Đây cũng là hình thức giải quyết đối với các trường hợp hòa giải không thành tại cấp cơ sở.

Khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết theo thủ tục quy định của pháp luật theo từng trường hợp:

  • Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
  • Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

Khởi kiện ra Tòa án

Khởi kiện ra tòa án

Căn cứ khoản 1, 2 Điều 203 Luật Đất đai 2013, những tranh chấp sau đây, đương sự được khởi kiện tại Tòa án nhân dân:

  • Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.
  • Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất (nhà ở, công trình xây dựng…).
  • Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

Đối với lựa chọn khởi kiện ra tòa án, các bên phải tiến hành theo đúng thủ tục tố tụng dân sự và thỏa mãn các điều kiện:

  • Người khởi kiện có quyền khởi kiện.
  • Tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo loại việc.
  • Tranh chấp chưa được giải quyết.
  • Tranh chấp đã được hòa giải tại UBND cấp xã nhưng không thành

Tranh chấp đất đai là loại tranh chấp khá phổ biến và thường có nhiều tình huống rất phức tạp. Các bên đôi khi rất khó để có được tiếng nói chung. Nắm rõ về 03 hình thức giải quyết tranh chấp kể trên, các cá nhân có thể chọn cho mình cách thức hợp lý, hợp tình nhất.

Xem thêm: