Hằng Nguyễn

Blog cá nhân chia sẻ kinh nghiệm đi làm, bí quyết làm đẹp và mọi trải nghiệm cuộc sống.

Một số bài tập bàn tay hỗ trợ trị bệnh hiệu quả

Ngoài việc kiểm soát chế độ ăn uống và lối sống, thì các bài tập bàn tay hỗ trợ trị bệnh có thể rất hiệu quả trong việc giảm đau, phục hồi chức năng.

Bàn tay là chiếm vị trí vô cùng quan trọng với mỗi người chúng ta vì số lượng công việc mà nó đảm nhiệm trong cuộc sống hằng ngày. Nhờ sự khéo léo và linh hoạt, bàn tay thực hiện được những việc cần tỉ mỉ, cẩn thận; hơn nữa, không chỉ như vậy, trên bàn tay cũng ẩn chứa vô cùng nhiều các huyệt đạo có thể hỗ trợ chữa bệnh cho các bộ phận cơ thể khác. Vì vậy, chúng ta cần phải biết về các bài tập để duy trì sự linh hoạt của ngón tay.

Các bài tập hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp ngón tay

Bài tập 1: Nắm bàn tay

bài tập nắm bàn tay
Tập nắm bàn tay giúp cho ngón tay khỏe hơn

Bài tập này không chỉ giúp bàn tay và ngón tay khỏe hơn, tăng khả năng vận động mà còn giúp giảm đau với người bị thoái hóa khớp bàn tay. Nguyên tắc cơ bản trong bài tập này: bạn chỉ duỗi bàn tay ra khi cảm thấy tay đã nắm đủ chặt. Lúc này, bạn hầu như không cảm thấy đau. Hãy bắt đầu bài tập với các bước đơn gian như sau:

  • Nắm tay nhẹ nhàng với ngón tay cái nằm trên các ngón tay khác
  • Giữ yên trong 30-60 giây. Sau đó thả lỏng từ từ và duỗi rộng các ngón tay
  • Lặp lại 2 bước trên, áp dụng cho cả 2 tay ít nhất 4 lần.

Bài tập 2: Duỗi ngón tay

bài tập duỗi bàn tay
Tập duỗi bàn tay giúp giảm đau do thoái hóa khớp bàn tay

Bài tập này giúp giảm đau và cải thiện khả năng vận động của cả bàn tay. Các bước thực hiện:

  • Úp bàn tay lên trên bàn hoặc một bề mặt phẳng
  • Nhẹ nhàng duỗi thẳng các ngón tay sao cho các ngón vẫn nằm trên mặt phẳng và không tạo bất kỳ sức căng nào cho khớp
  • Giữ trong 30-60 giây, sau đó thả lỏng
  • Lặp lại ít nhất 4 lần cho mỗi bàn tay

Bài tập 3: Bóp bóng

Bài tập bóp bóng
Bài tập bóp bóng giúp cải thiện hoạt động khớp bàn tay

Bài tập này giúp cải thiện khả năng vận động của các khớp liên quan đến các hoạt động thường ngày như nắm tay nắm cửa, cầm/xách đồ vật… Các bước thực hiện:

  • Cầm 1 quả bóng mềm, bóp bóng chặt nhất có thể
  • Giữ trong vài giây, sau đó thả ra
  • Lặp lại 10-15 lần mỗi tay, 2-3 lần mỗi tuần. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý: khoảng cách giữa 2 lần tập tổi thiểu là 48 giờ. Không áp dụng bài tập này nếu khớp ngón cái của bạn bị tổn thương.

Bài tập 4: Nâng từng ngón tay

Bài tập nâng ngón tay
Bài tập nâng ngón tay giúp cải thiện hoạt động khớp tay

Bài tập này giúp cải thiện sự linh hoạt của các ngón tay. Các bước thực hiện:

  • Đặt bàn tay trên một mặt phẳng, lòng bàn tay úp
  • Nhẹ nhàng nâng từng ngón tay cao khỏi mặt phẳng, sau đó hạ xuống
  • Bạn cũng có thể nâng cả 5 ngón tay cùng lúc, sau đó hạ xuống
  • Lặp lại 8-12 lần cho mỗi bàn tay.

Bài tập 5: Vươn rộng ngón cái

Bài tập vươn rộng ngón tay cái
Bài tập vươn rộng ngón tay cái giúp ngón cái khỏe hơn

Bài tập này giúp cơ ngón tay cái khỏe hơn, giúp bạn cầm và nâng vật nặng tốt hơn. Các bước thực hiện:

  • Đặt bàn tay trên mặt phẳng. Quấn 1 chiếc dây chun quanh bàn tay tại vị trí ngay dưới khớp ngón tay cái
  • Nhẹ nhàng dịch chuyển ngón cái ra xa bàn tay, cho đến khoảng cách tối đa có thể
  • Giữ trong 30-60 giây, sau đó thả lỏng
  • Lặp lại 10-15 lần cho mỗi tay, 2-3 lần mỗi tuần, khoảng cách giữa 2 lần tập cách nhau 48 giờ.

Mẹo tập bàn tay

Nếu bàn tay và ngón tay của bạn bị đau và cứng thì đây sẽ là trở ngại rất lớn khi tập luyện. Bạn có thể khắc phục bằng cách ngâm tay trong nước ấm 5-10 phút trước khi thực hiện các bài tập. Hoặc bạn có thể làm ấm bằng cách xoa một chút dầu lên tay, đeo găng tay cao su, sau đó ngâm vào nước ấm trong vài phút. Nhiệt sẽ làm cho các khớp mềm hơn, đồng thời giảm tạm thời cảm giác đau, giúp cho quá trình luyện tập được thuận lợi và hiệu quả.

Các bài tập điều trị hội chứng ống cổ tay

Bài tập 1: Tư thế cầu nguyện

Bạn bắt đầu tập bằng tư thế chắp tay giống như cầu nguyện, sau đó tách các ngón tay ra xa nhất có thể, sau đó “gác chuông” các ngón tay lại. Đến lượt hai lòng bàn tay tách ra trong khi các ngón tay giữ lại với nhau.

Bài tập này có tác dụng kéo căng gân gan bàn tay và cấu trúc ống cổ tay, từ đó giảm tình trạng chèn ép dây thần kinh giữa. Những người bị chèn ép dây thần kinh giữa trong hội chứng ống cổ tay thì động tác này giúp cải thiện triệu chứng rất hiệu quả.

Bài tập 2: Lắc tay đơn giản

Động tác lắc tay đơn giản
Động tác lắc tay đơn giản giúp vận động cổ tay

Bạn thực hiện lắc tay giống như tư thế lắc tay khi vừa rửa tay xong để tay khô tự nhiên trong không khí. Cùng động tác này nhưng hãy thực hiện nhiều lần mỗi khi có thời gian trong ngày.

Bài tập lắc tay đơn giản này tập trung tăng cường, giữ cho các cơ gấp của bàn tay và dây thần kinh giữa không bị chèn ép, căng cứng hay chuột rút. Luyện tập thường xuyên bạn sẽ thấy hiệu quả đáng kể.

Bài tập 3: Xèo ngón tay kết hợp duỗi cổ tay

Cách thực hiện như sau:

  • Đặt một cánh tay thẳng ra trước mặt, duỗi thẳng khuỷu tay, mở rộng cổ tay sao cho các ngón tay hướng xuống sàn.

  • Các ngón tay bắt đầu xòe ra, dùng tay còn lại xo bóp nhẹ nhàng lên cổ tay, bàn tay hướng xuống. Lưu ý trong lúc này, cổ tay và các ngón tay duỗi ở mức tối đa.

  • Giữ tư thế linh hoạt cổ tay và các ngón tay tối đa khoảng 20 giây.

  • Đổi bên tay và lặp lại tư thế.

Nên thực hiện động tác này 2 - 3 lần mỗi bên cánh tay và lặp lại hàng giờ. Nhiều người bị hội chứng ống cổ tay thực hiện kiên trì động tác này, độ linh hoạt đã được cải thiện đáng kể.

Đây là 3 bài tập điều trị hội chứng ống cổ tay đơn giản, có thể áp dụng vào bất cứ thời điểm nào trong ngày. Bên cạnh luyện tập thì cần tích cực điều trị bằng thuốc hay nghỉ ngơi, ăn uống hợp lý để đẩy lùi tình trạng bệnh. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các phương pháp hỗ trợ cổ tay chắc khỏe tại đây.

Các bài tập tay cho người tai biến

Bài tập 1: Duỗi cánh tay sau tai biến

Duỗi là động tác rất quan trọng để làm giảm co cứng cơ. Bài tập duỗi tay nên được sử dụng như bài tập cơ bản, nếu luyện tập kỹ càng thì bệnh nhân sẽ có thể kiểm soát cả tình trạng co cứng nghiêm trọng. Đối với bài tập tay cho người tai biến này, hướng dẫn người bệnh cách duỗi tay để cơ được ép tối đa và giãn ra nhiều nhất. Việc ép tối đa và giãn ra nhiều nhất bao gồm dùng cánh tay còn lại sinh lực để nâng cánh tay bị liệt lên, bài tập này còn gọi tránh co ngắn cơ, cứng khớp và thụ động. Dưới đây sẽ là các hướng dẫn chung cơ bản:

  • Bước 1: Người bệnh di chuyển cánh tay thực hiện hết phạm vi của chuyển động ít nhất 3 lần/1 ngày
  • Bước 2: Sau đó nhẹ nhàng duỗi các cơ căng ra cho đến khi người bệnh cảm thấy hơi khó chịu
  • Bước 3: Giữ nguyên trong vòng ít nhất trong vòng 60 giây.

Mặc dù các bài tập giãn cơ rất có ích trong việc phòng ngừa co rút và các vấn đề khác, tuy nhiên nó sẽ không trực tiếp điều trị tổn thương cơ bản như khả năng vận động của cánh tay.

Bài tập 2: Phục hồi chức năng cánh tay sau tai biến

Việc sử dụng cánh tay nhằm mục đích hoàn thành bài tập nhiều lần sẽ đem đến hiệu quả phục hồi sau đột quỵ. Tuy nhiên, người bệnh cần thực hành động tác này đều đặn hàng ngày để phục hồi chức năng sau tai biến.

Một phương pháp được khuyến khích đó là sử dụng cánh tay liệt (vận động cưỡng ép bên tay liệt). Bài tập này bao gồm hạn chế sử dụng bàn tay khỏe mạnh mà thay vào đó cố gắng thực hiện các hoạt động nhiều lần bằng tay liệt. Sau đây là những phục hồi chức năng cánh tay sau đột quỵ mà bệnh nhân có thể luyện tập hàng ngày:

  • Đặt các ngón tay quanh tay cầm của tủ lạnh hoặc trên tay cầm ngăn kéo. Luyện tập mở và đóng cửa tủ lạnh.
  • Cầm túi xách nhựa bằng bàn tay bị yếu hoặc co cứng cơ và xách đi qua đi lại trong phòng. Cho thêm một vật nhẹ vào túi để tăng sức chịu đựng của tay.
  • Bài tập nâng những đồ vật nhẹ dựa vào người bằng phần trên và dưới cánh tay
  • Bài tập để tuýp kem đánh răng trong bàn tay bị yếu hoặc co cứng cơ và cố gắng nặn kem, cầm bàn chải bằng tay khỏe mạnh
  • Bài tập bật và tắt công tắc bằng tay yếu.

Bài tập 3: Bài tập cho ngón tay sau tai biến

  • Nắm bóng: Việc sử dụng bóng tập tay phục hồi chức năng sau tai biến rất hữu hiệu cho người bệnh. Người bệnh giữ bóng thật chặt trong lòng bàn tay. Bóp bóng, giữ và sau đó thư giãn. Lặp lại mười lần cho hai tay đối với động tác này.
  • Tập ngón tay cái: Người bệnh đặt bóng giữa ngón cái uốn cong và 2 ngón tay mở rộng của cùng một bàn tay. Sau đó người bệnh mở rộng và duỗi thẳng ngón tay cái để lăn bóng. Lặp lại mười lần cho hai tay đối với động tác này.
  • Tóm bóng: Với bài bóng tập tay phục hồi chức năng này, người bệnh giữ bóng giữa ngón tay cái và ngón giữa. Sau đó ép nhau, giữ rồi thư giãn. Lặp lại 10 lần cho hai tay với động tác này.
  • Lăn bóng: Người bệnh đặt quả bóng trong lòng bàn tay, sau đó đưa ngón tay cái về phía gốc ngón tay út. Lặp lại 10 lần cho hai bộ với động tác này.
  • Kẹp ngón tay: Đặt bóng giữa hai ngón tay bất kỳ. Bóp hai ngón tay lại với nhau, giữ và thư giãn. Lặp lại 10 lần, cho hai tay.
  • Mở rộng tay: Người bệnh đặt bóng trên bàn, đầu ngón tay đặt lên quả bóng và lăn quả bóng ra ngoài bàn. Lặp lại 10 lần cho hai tay đối với động tác này.
  • Vận động ngón tay như cắt kéo: Người bệnh cho hai ngón tay vào một đoạn nhựa dẻo tròn, sau đó cố gắng kéo dãn ra 2 ngón tay. Lặp lại 10 lần cho hai tay với động tác này.
  • Tập cho ngón tay cái: Đặt một miếng nhựa dẻo trong lòng bàn tay, sau đó đẩy qua lại bằng ngón tay cái về phía ngón út. Lặp lại 10 lần cho 2 tay với động tác này.
  • Mở rộng ngón cái: Uốn cong ngón tay cái và vòng nhựa dẻo như hình. Cố gắng duỗi thẳng ngón tay cái thẳng đứng. Lặp lại 10 lần cho 2 tay với động tác này.
  • Tập lực cho ngón cái: Với bài tập này, người bệnh bóp nhựa dẻo giữa ngón cái và bên ngón trỏ. Lặp lại 10 lần cho 2 tay đối với động tác này.
  • Tập các đầu ngón tay: Người bệnh đặt nhựa dẻo trong lòng bàn tay , sau đó ấn ngón tay thành hình móc, nên cố gắng chỉ uốn cong 2 khớp phía trên cùng. Lặp lại 10 lần, cho 2 tay đối với động tác này.
  • Tập các khớp ngón tay: Với động tác này, người bệnh đặt nhựa dẻo trong lòng bàn tay, sau đó nắm tay chặt. Tương tự lặp lại 10 lần cho 2 tay với động tác này.
  • Tập mở rộng từng ngón tay: Người bệnh cần uốn ngón tay và vòng nhựa dẻo xung quanh. Cố gắng duỗi thẳng ngón tay hết mức có thể. Lặp lại 10 lần, cho mỗi ngón tay trong 2 tay với động tác này.
  • Tập giãn các ngón tay: Cần lấy một miếng nhựa dẻo tạo giống hình bánh dày. Sau đó cố gắng kéo dãn hết mức có thể. Lặp lại 10 lần, cho 2 tay với động tác này.

Các bài thể dục ngón tay này có không nhiều động tác nhưng rất hiệu quả, hy vọng mọi người đều nên học và tích cực thực hiện để cơ thể khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh tật và lão hóa!

Xem thêm: