Hằng Nguyễn

Blog cá nhân chia sẻ kinh nghiệm đi làm, bí quyết làm đẹp và mọi trải nghiệm cuộc sống.

Những bài tập chữa ngón tay cò súng hiệu quả

Tật ngón tay cò súng không chỉ gây đau đớn cho bệnh nhân mà nó còn ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, khiến bạn ngại giao tiếp. Vậy làm sao để điều trị dị tật này?

Ngón tay cò súng là một hội chứng mà bạn có thể mắc phải nếu có nhiều hoạt động cần thực hiện hành động nắm chặt tay lặp đi lặp lại do đặc thù công việc của bạn hoặc bạn có sở thích liên quan. Đây là điều không ai mong muốn vì hội chứng này sẽ gây bất tiện và ảnh hưởng đến hoạt động hằng ngày của chúng ta.

Ngón tay cò súng, ngón tay lò xo là gì?

Ngón tay cò súng hay còn gọi là ngón tay lò xo, là hiện tượng viêm hoặc thoái hóa các bao gân gấp ngón tay gây chít hẹp bao gân, làm cho các gân gấp khó lướt qua khi gấp và duỗi ngón tay. Gân là các mô sợi dày gắn cơ với xương. Viêm bao gân dẫn đến gân không chuyển động một cách trơn tru, làm cho ngón tay bị khóa tại chỗ.

Gân xơ khi bị ngón tay cò súng
Gân xơ khi bị ngón tay cò súng

Mọi độ tuổi đều có thể bị bệnh ngón tay cò súng nhưng bệnh thường thấy ở những người trên 45 tuổi và ở nữ nhiều hơn nam. Tần suất xuất hiện bệnh thường gặp nhiều ở ngón tay giữa, và ngón cái. Bệnh được cho là nguy cơ nghề nghiệp của nha sĩ, thợ may và thợ mổ gia súc. Trên bệnh nhân mắc một số bệnh lý khác cũng tăng tỷ lệ bị ngón tay cò súng.

Nguyên nhân gây ra ngón tay cò súng

Bệnh ngón tay cò súng xảy ra khi vỏ bao gân của ngón tay bị kích thích và viêm. Trong đó, gân có nhiệm vụ là các dải xơ nối kết cơ với xương. Mỗi gân cơ được bao quanh bởi một lớp vỏ bảo bảo vệ. Điều này ảnh hưởng đến chuyển động trượt bình thường của gân cơ ở trong vỏ bao. Ngoài ra, vỏ bao gân bị kích thích kéo dài sẽ tạo nên sẹo, dày và xơ hóa càng làm cho chuyển động của gân thêm khó khăn.

Việc này xảy ra do:

  • Một số động tác và nghề nghiệp có nhiều nguy cơ mắc bệnh: Nông dân, giáo viên, thợ cắt tóc, bác sĩ phẫu thuật, thợ thủ công... (sử dụng ngón tay nhiều, làm nhiều các động tác véo và nắm
  • Chấn thương
  • Hậu quả của một số bệnh: Viêm khớp dạng thấp, đái tháo đường, viêm khớp vảy nến, gout....

Triệu chứng ngón tay cò súng

Triệu chứng thường gặp đầu tiên là hiện tượng ngón tay bật nhẹ không đau hoặc đơn giản chỉ là cảm giác khó chịu mỗi khi cử động ngón tay. Khi bệnh tiến triển sẽ có hiện tượng bật, âm thanh bật, ấn đau tại khớp bàn ngón hoặc liên đốt gần ở phía lòng bàn tay.

Các mức độ của hội chứng ngón tay cò súng

Có 4 mức độ được chia theo Green

  • Độ 1: Đau mặt lòng và khó chịu ở ròng rọc A1, gân gấp ngón tay
  • Độ 2: Bị vướng ngón tay.
  • Độ 3: Bị khóa ngón tay, chỉ có thể cử động thụ động.
  • Độ 4: Bị khóa cố định ngón tay, không thể cử động.

Chẩn đoán bệnh ngón tay cò súng

Ngón tay cò súng là một bệnh được chẩn đoán dễ dàng trên lâm sàng bởi bác sĩ chuyên khoa nội khớp có kinh nghiệm. Việc chẩn đoán có thể gặp khó khăn khi bệnh ở giai đoạn sớm. Các xét nghiệm máu và hình ảnh học như X-quang bàn tay để chẩn đoán là không cần thiết.

Cần chẩn đoán phân biệt với nhiễm trùng, chấn thương khác, trật khớp, co cơ Dupuytren, loạn trương lực cơ khu trú, nang hoạt dịch, xương vừng, thoái hóa khớp, và kể cả chứng hysteria (liên quan nhiều đến yếu tố tâm lý).

Bài tập chữa ngón tay cò súng

Thực hiện các bài tập dưới đây có thể giúp người bệnh ngón tay cò súng giảm bớt các triệu chứng của bệnh và tăng tính linh hoạt của ngón tay. Nếu bạn không thể hoàn thành toàn bộ các động tác của các bài tập, không sao cả, bạn hãy làm nhiều nhất có thể và điều đó cũng có thể mang lại hiệu quả tốt nhất.

Bài tập 1

bài tập nắm giấy hoặc khăn

  • Đặt một tờ giấy hoặc khăn nhỏ trong lòng bàn tay của bạn.
  • Sử dụng ngón tay của bạn để bóp và chà giấy hoặc khăn thành một quả bóng nhỏ nhất có thể. Giữ vị trí này trong vài giây.
  • Sau đó từ từ duỗi thẳng ngón tay của bạn và thả giấy hoặc khăn.
  • Lặp lại 10 lần.
  • Thực hiện bài tập này 02 lần một ngày.

Bài tập 2

bài tập chữ o

  • Đưa ngón tay bị cò súng đến ngón tay cái để tạo thành một hình dạng chữ O.
  • Giữ tư thế này trong 5 giây.
  • Sau đó duỗi thẳng ngón tay của bạn và đưa nó trở lại vị trí của chữ O.
  • Lặp lại 10 lần.
  • Thực hiện bài tập này 02 lần một ngày.

Bài tập 3

  • Bắt đầu bằng cách xoa nhẹ khu vực ở gốc ngón tay bị cò súng.
  • Sau đó nắm tay lại.
  • Tiếp theo, thực hiện liên tục mở và nắm tay trong 30 giây.
  • Sau đó duỗi thẳng ngón tay bị cò súng và đưa nó xuống để chạm vào lòng bàn tay của bạn. Tiếp tục động tác này trong 30 giây.
  • Thực hiện bài tập này 05 lần cho mỗi lần tập.
  • Thực hiện bài tập này 3 lần mỗi ngày.

Bài tập 4

bài tập nắm duỗi ngón tay

  • Duỗi thẳng ngón tay của bạn, mở rộng bàn tay càng rộng càng tốt.
  • Cong ngón tay sao cho đầu ngón tay chạm vào đầu lòng bàn tay.
  • Duỗi thẳng ngón tay của bạn một lần nữa và dang rộng các ngón tay hết mức có thể.

bài tập gập ngón tay

  • Gập ngón tay cái của bạn để chạm vào đáy lòng bàn tay của bạn.
  • Mở rộng bàn tay, duỗi thẳng các ngón tay của bạn.
  • Sau đó đưa ngón tay cái của bạn chạm vào từng ngón tay.
  • Đưa ngón tay cái của bạn chạm vào những nơi khác nhau trên lòng bàn tay của bạn.
  • Thực hiện bài tập này 05 lần cho mỗi lần tập.
  • Thực hiện bài tập này 3 lần mỗi ngày.

Bài tập 5

bài tập uốn cong ngón tay

  • Trải rộng các ngón tay của bạn, càng rộng càng tốt và giữ trong vài giây.
  • Sau đó khép các ngón tay của bạn gần nhau.
  • Bây giờ uốn cong tất cả các ngón tay của bạn về phía sau trong vài giây.

Bài tập 6

bài tập ngón tay cái

  • Đặt ngón tay cái của bạn thẳng đứng.
  • Gập ngón tay cái vào lòng bàn tay trong vài giây.
  • Lặp lại động tác này, mỗi lần kéo dài vài lần.
  • Thực hiện bài tập này 05 lần cho mỗi lần tập.
  • Thực hiện bài tập này 3 lần mỗi ngày.

Bài tập 7

bài tập uốn cong ngón tay

  • Duỗi thẳng các ngón tay.
  • Dùng tay còn lại hỗ trợ uốn các ngón tay như hình trên.
  • Duỗi thẳng các ngón tay.
  • Dùng tay còn lại hỗ trợ gập các ngón tay vào lòng bàn tay.
  • Thực hiện bài tập này 05 lần cho mỗi lần tập.
  • Thực hiện bài tập này 3 lần mỗi ngày.

Bài tập 8

bài tập căng duỗi ngón tay

  • Đặt bàn tay nằm phẳng trên bàn. Dùng tay còn lại để giữ ngón tay bị ảnh hưởng.
  • Từ từ nhấc ngón tay lên và giữ cho các ngón tay còn lại bằng phẳng.
  • Nâng và duỗi ngón tay càng cao càng tốt mà không bị căng.
  • Giữ nó ở đây trong vài giây và thả xuống.
  • Bạn có thể thực hiện động tác này trên tất cả các ngón tay và ngón tay cái.
  • Thực hiện 1 bộ 5 lần lặp lại.
  • Lặp lại 3 lần trong ngày.

Bài tập 9

bài tập ngón tay xòe

  • Bắt đầu bằng cách véo các đầu ngón tay và ngón cái.
  • Quấn dây thun quanh ngón tay.
  • Di chuyển các ngón tay của bạn ra khỏi ngón tay cái để dây trở nên căng hơn.
  • Mở rộng các ngón tay và ngón cái ra xa, gần nhau 10 lần.
  • Bạn sẽ có thể cảm thấy độ căng nhẹ của dây thun khi thực hiện động tác này.
  • Sau đó uốn cong các ngón tay và ngón cái về phía lòng bàn tay.
  • Móc dây thun vào giữa.
  • Dùng tay đối diện kéo phần cuối của dây để tạo độ căng nhẹ.
  • Giữ căng khi duỗi thẳng và uốn cong các ngón tay 10 lần.
  • Lặp lại ít nhất 3 lần trong ngày.

Bài tập 10

bài tập ép lòng bàn tay

  • Nhặt một món đồ nhỏ và cho vào lòng bàn tay
  • Bóp chặt trong vài giây
  • Sau đó, thả ra bằng cách mở rộng các ngón tay của bạn
  • Lặp lại một vài lần
  • Làm điều đó ít nhất hai lần nữa trong ngày bằng các đồ vật khác nhau

Trên đây là một số các bài tập vật lý trị liệu ngón tay cò súng. Nếu bạn chăm chỉ tập luyện thường xuyên và đúng cách liên tục trong thời gian dài sẽ giúp ngón tay cò súng của bạn được cải thiện rõ rệt và đáng kể. Chúc các bạn thành công!

Xem thêm: