Hằng Nguyễn

Blog cá nhân chia sẻ kinh nghiệm đi làm, bí quyết làm đẹp và mọi trải nghiệm cuộc sống.

Hướng dẫn cách tập vật lý trị liệu ngón tay hiệu quả

Vật lý trị liệu là một cách hiệu quả và tương đối an toàn so với những phương pháp điều trị khác

Bàn tay là một trong những bộ phận quan trọng nhất trên cơ thể. Chúng giúp ta thực hiện hầu hết các hoạt động thường ngày. Do vậy các vấn đề về cử động bàn tay sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt của người mắc phải những hội chứng liên quan đến chuyển động của bàn tay hay ngón tay.

Vật lý trị liệu là một cách hiệu quả và tương đối an toàn so với những phương pháp điều trị còn lại như dùng thuốc hay phẫu thuật vì không cần phải đưa các loại chất hóa học vào cơ thể cũng như không phải chịu can thiệp của dao kéo. Phương pháp vật lý trị liệu thường bao gồm các cách: siêu âm, nhúng sáp paraffin, các bài tập phục hồi chức năng.

Siêu âm

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ sử dụng đầu phát siêu âm tác động lên vùng ngón tay bị cò súng để điều trị dưới tác dụng cơ học, tác dụng nhiệt và tác dụng sinh học.

Nhúng sáp paraffin

nhúng sáp paraffin

Kỹ thuật viên vật lý trị liệu sẽ đổ paraffin vào ca hoặc chậu. Lần nhúng đầu tiên, người bệnh sẽ nhúng nhanh tay bị cò vào ca/ chậu có chứa sáp paraffin rồi rút ra ngay, khi đó một lớp paraffin mỏng bám vào da sẽ đông kết ngay. Người bệnh sẽ tiếp tục nhúng 3-4 lần nữa để lớp paraffin phủ ngoài dày lên như một khối, sau đó dùng khăn ủ 20-30 phút.

Thực hiện các bài tập phục hồi ngón tay

Trước khi đến gặp bác sĩ để điều trị nếu có chuyển biến xấu về tình trạng bệnh, những bài tập vật lý trị liệu đơn giản có thể sẽ có tác dụng tích cực trong việc kích hoạt lại những ngón tay.

Các bài tập này đều rất đơn giản và dễ dàng thực hiện được. Bạn có thể tập bất cứ lúc nào, bất kể ở đâu cũng như bất kỳ thời điểm nào. Do vậy, hãy cố gắng tập các bài tập này một cách đều đặn, chúng sẽ không mất nhiều thời gian của bạn nhưng có thể đem lại hiệu quả trong việc phục hồi bàn tay của bạn.

Bạn không nhất thiết phải nhớ hay phải tập tất cả các bài tập, bạn chỉ cần thực hiện tốt những phần phù hợp với khả năng chuyển động của tay. Và quan trọng nhất là hãy kiên trì để phục hồi sức khỏe tốt nhất cho đôi tay của bạn.

Bài tập 1

bài tập nâng ngón tay

  • Áp bàn tay xuống sát một mặt phẳng (VD: mặt bàn)
  • Lần lượt cử động nhấc từng ngón tay lên, đảm bảo lòng bàn tay vẫn áp sát mặt bàn.
  • Nâng từng ngón tay một cách từ từ và cố ý sau đó giữ từng ngón tay / ngón tay cái ở vị trí nâng lên một hoặc hai giây trước khi nghỉ ngơi.
  • Lặp lại bài tập này trong vòng 10 phút mỗi ngày.

Bài tập 2

bài tập vói dây thun

  • Bạn chụm ngón tay cái và ngón tay giữa lại với nhau,
  • Quấn một sợi dây thun (dây nịt) xung quanh
  • Mở và đóng tay chống lại lực kéo của sợi dây thun.
  • Lặp lại bài tập này trong vòng 10 phút mỗi ngày.

Bài tập 3

bài tập chụm ngón tay

  • Chụm ngón tay cái và ngón tay giữa lại với nhau tạo thành một hình tròn.
  • Giữ ở tư thế này khoảng 5 giây rồi duỗi ngón tay ra.
  • Lặp lại động tác này khoảng 10 lần mỗi lần tập.
  • Mỗi ngày nên tập 2 đến 3 lần.

Bài tập 4

bài tập nắm duỗi ngón tay

  • Nắm các ngón tay lại thật chặt rồi duỗi các ngón tay ra hết cỡ.
  • Lặp lại khoảng 20 – 30 lần mỗi lần tập.
  • Một ngày có thể tập nhiều lần.

Bài tập 5

bài tập chữ v

  • Duỗi thẳng ngón tay bị ngón tay cò súng và ngón tay bên cạnh,
  • Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ của bàn tay kia mở 2 ngón tay đang duỗi thẳng ra sao cho tạo thành hình chữ “V”.
  • Lặp lại khoảng 5-10 lần mỗi lần tập.
  • Một ngày có thể tập nhiều lần.

Bài tập 6

bài tập nâng ngón tay

  • Đặt bàn tay của bạn ra trên bàn hoặc một mặt phẳng.
  • Sử dụng tay kia của bạn để giữ ngón tay bị cò súng.
  • Từ từ nhấc ngón tay lên và giữ cho các ngón tay còn lại phẳng.Nâng và duỗi ngón tay cao lên như hình.
  • Giữ ngón tay ở tư thế này trong vài giây và thả nó xuống.
  • Bạn có thể làm điều này kéo dài trên tất cả các ngón tay bị cò súng của bạn.
  • Thực hiện bài tập này 05 lần cho mỗi lần tập.
  • Một ngày tập 03 lần.

Bài tập 7

  • Di chuyển ngón tay bị cò súng của bạn càng xa càng tốt từ ngón tay bình thường gần nhất của bạn để chúng tạo thành chữ V.
  • Sử dụng ngón trỏ và ngón cái của bạn từ bàn tay đối diện của bạn để ấn hai ngón tay này vào các ngón tay khác.
  • Sau đó nhấn hai ngón tay để di chuyển chúng lại gần nhau hơn.
  • Thực hiện bài tập này 05 lần cho mỗi lần tập.
  • Một ngày tập 03 lần.

Bài tập 8

  • Đặt một trái banh nhỏ hoặc một đồ vật nhỏ vào lòng bàn tay của bạn.
  • Bóp chặt trong vài giây.
  • Sau đó mở bàn tay, duỗi thẳng các ngón tay.
  • Lặp lại một vài lần.
  • Mỗi lần sử dụng các đồ vật khác nhau.

Bài tập 9

  • Đặt một số các vật nhỏ như tiền xu, nút chai… trên bàn.
  • Sử dụng ngón tay bị cò súng và một ngón tay khác nhặt một đồ vật lên
  • Đặt đồ vật vừa nhặt lên sang vị trí bên cạnh.
  • Lần lượt thực hiện với tất cả đồ vật đã chuẩn bị.
  • Tiếp tục trong 5 phút và làm điều này 02 lần một ngày.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc có nhiều thêm các gợi ý để tập vật lý trị liệu bàn tay, ngón tay. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, người bệnh cần thăm khám trước và tìm hiểu nguyên nhân. Đồng thời, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Luyện tập đúng, phù hợp sẽ tăng khả năng phục hồi, rút ngắn thời gian điều trị giúp người bệnh sớm sinh hoạt trở lại bình thường.

Xem thêm: