Hằng Nguyễn

Blog cá nhân chia sẻ kinh nghiệm đi làm, bí quyết làm đẹp và mọi trải nghiệm cuộc sống.

Chủ đầu tư: "chọn mặt gửi vàng" khó hay dễ?

Trong lĩnh vực nhà đất, một trong số các nguyên nhân dẫn đến phát sinh rủi ro khi đầu tư bất động sản chính là từ vấn đề năng lực, uy tín của chủ đầu tư. Làm thế nào để có thể “chọn mặt gửi vàng” ?

Có một yếu tố mà giới chuyên môn liên tục nhắc đến trong các chia sẻ bí quyết đầu tư an toàn, đó là pháp lý. Trên thực tế, cả chất lượng nguồn cung và pháp lý của bất kỳ dự án, sản phẩm bất động sản nào cũng chịu sự chi phối, vận hành từ chủ đầu tư. Nếu có năng lực, kinh nghiệm chắc chắn sản phẩm tạo ra luôn đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất từ cơ quan quản lý lẫn đánh giá từ khách hàng.

Năng lực chủ đầu tư quyết định tới hiệu quả đầu tư

Tuy nhiên, đây dường như là khâu bị bỏ sót khá nhiều hoặc dù đã có tìm hiểu nhưng hiệu quả đạt được không như mong muốn, số đông cá nhân có nhu cầu mua bất động sản vẫn lúng túng khi đưa ra những nhận định về độ tin cậy của chủ đầu tư.

Nhằm giúp những ai đang gặp khó khăn trong việc kiểm tra năng lực chủ đầu tư, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra các bước cơ bản để xác định.

Bước 1: Tra cứu thông tin từ nhiều nguồn nhất có thể

Một ưu điểm của thời đại công nghệ, truyền thông phổ biến như hiện này chính là khả năng tiếp cận nguồn dữ liệu cực lớn trong thời gian ngắn và thông qua những thao tác đơn giản. Thông qua các bài báo, tin tức trên mạng internet, xuất hiện trong các từ khóa liên quan ra sao,... sẽ phần nào phản ánh được thương hiệu có được lòng dư luận hay không. Ngoài ra, tham gia vào các diễn đàn, group trao đổi về nhà đất cũng là cách lấy ý kiến của số đông về chủ đầu tư mà mình đang quan tâm.

Mặt khác, nhà đầu tư cũng có thể lấy phản hồi trực tiếp từ các cư dân tại những dự án, quanh dự án mà đơn vị đã có triển khai trước đó, về tiến độ, thủ mục bán, chính sách đầu tư, ưu đãi đi kèm,... Đối với các thông tin liên quan đến tài chính, tình hình kinh doanh có lẽ sẽ khó tìm kiếm hơn nhưng không loại trừ trường hợp một số công ty vẫn công bố công khai thông qua website chính thức.

Tra cứu thông tin từ nhiều nguồn

Bước 2: Tìm hiểu về các đơn vị hợp tác, đơn vị phân phối

Nếu các đơn vị phân phối này là những sàn bất động sản có uy tín, đã từng phân phối nhiều hàng hóa trên thị trường, minh bạch trong việc cung cấp thông tin của dự án đến khách hàng và làm việc một cách chuyên nghiệp thì chứng tỏ đơn vị đầu tư có độ tin cậy cao, được những doanh nghiệp khác tin tưởng “bắt tay”. Ngược lại, người mua cần phải cân nhắc thêm, bởi thương hiệu quá “mờ nhạt”, ít được nhắc đến đôi khi cũng bởi chất lượng trên thực tế không cao.

Bước 3: Trao đổi thực tế, tận tay kiểm chứng

Mọi thông tin có được đều chỉ mang tính lý thuyết và nhận diện sơ bộ, kết luận cuối cùng vẫn phải đợi đến bước trao đổi, tương tác trên thực tế. Do đó, người mua cần phải tận mắt xem xét dự án mà chủ đầu tư đó đang triển khai trên thị trường để tự đưa ra đánh giá.

Trao đổi trực tiếp với chủ đầu tư

Thực tế, việc dành thời gian để đến thực tế dự án, quan sát tiến độ, thăm hỏi người dân đã và đang sống trong khu vực của dự án luôn được khuyến khích bởi mang tính trực quan, chính xác cao hơn.

Ngoài ra, bằng cách làm việc trực tiếp, người mua có thể đặt câu hỏi về những vấn đề thắc mắc, xem cách giải quyết từ phía chủ đầu tư ra sao, yêu cầu họ cung cấp giấy tờ pháp lý để kiểm tra,... Một chủ đầu tư uy tín luôn sẵn sàng thực hiện để đảm bảo có được sự tin tưởng từ khách hàng. Và sau cùng, người mua phải một lần nữa xác thực những thông tin, giấy tờ được cung cấp đó tại cơ có quan có thẩm quyền.

Trên đây là 3 bước cơ bản nhất để xác định độ uy tín và năng lực của chủ đầu tư. Bất động sản tuy “ngon” nhưng không “dễ ăn”, nếu mất đi yếu tố mang tính nền tảng, nhà đầu tư rất dễ tiêu tán số vốn của mình.

Xem thêm: